Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life

Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm là gì? Những điều bạn nên biết

nguyên tắc thế quyền là gì

Để hoạt động tốt trong lĩnh vực bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ phải dựa trên nhiều nguyên tắc khác nhau, trong đó có nguyên tắc thế quyền. Vậy nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm là gì? Cơ sở hình thành ra sao? Điều kiện như thế nào? Tác dụng của nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm nhân thọ là gì?

Tất cả sẽ được Dai ichi Life giải đáp ngay trong bài viết sau đây. Theo dõi ngay để có được câu trả lời chính xác nhất cho những thắc mắc này nhé.

 

Thế quyền trong bảo hiểm là gì?

Trong dịch vụ bảo hiểm, nguyên tắc thế quyền (Principle of subrogation) còn có tên gọi khác là nguyên tắc chuyển quyền đòi bồi thường. Đây là nguyên tắc của sự mở rộng và là hệ quả của nguyên tắc bồi thường.

Việc áp dụng nguyên tắc thế quyền sẽ giúp cho người tham gia bảo hiểm có quyền đòi bồi thường từ người chịu trách nhiệm việc gây ra tai nạn, tổn thất. Theo nguyên tắc thế quyền, sau khi được bồi thường cho người được bảo hiểm, công ty bảo hiểm có quyền khiếu nại người trực tiếp gây ra tai nạn bồi thường lại cho mình.

Trong trường hợp gặp sự cố do bên thứ ba gây ra, người tham gia bảo hiểm phải có trách nhiệm ủy quyền, cung cấp các chứng cứ liên quan đến vụ việc cho công ty bảo hiểm nhân thọ. Một số giấy tờ chứng minh như: biên bản, bằng chứng liên quan đến vụ việc, thư từ. Thông qua đó, công ty bảo hiểm sẽ thay mặt cho người được bảo hiểm khiếu nại lại bên thứ ba.

Mục đích của nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm nhằm hạn chế tối đa những thiệt thòi cho bên tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm. Để giúp bạn đọc hiểu và nắm rõ nguyên tắc thế quyền Baohiemdai-ichi.com.vn xin đưa ra một ví dụ cụ thể sau đây:

Ví dụ: Nếu người tham gia bảo hiểm đang di chuyển bằng ô tô trên đường nhưng không may bị một người khác đâm phải. Khi đó, người được bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm nhân thọ chi trả quyền lợi bồi thường, đồng thời công ty cũng sẽ thay mặt người được bảo hiểm để lấy lại số tiền bồi thường từ người đã gây ra tổn thất trên.

 

Cơ sở hình thành

Nguyên tắc thế quyền được cho là biện pháp giúp hạn chế tối đa việc kiếm lợi nhuận không hợp pháp từ việc tham gia bảo hiểm. Theo Điều 577 Luật dân sự năm 2005 có quy định cụ thể như sau:

nguyên tắc này giúp hạn chế tối đa việc kiếm lời không hợp pháp từ bảo hiểm
nguyên tắc này giúp hạn chế tối đa việc kiếm lời không hợp pháp từ bảo hiểm

“Điều 577. Chuyển yêu cầu hoàn trả

  1. Trong trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm và bên bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả. Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ phải cung cấp cho bên bảo hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng cần thiết mà mình biết để bên bảo hiểm thực hiện quyền yêu cầu đối với người thứ ba.
  2. Trong trường hợp bên được bảo hiểm đã nhận số tiền bồi thường thiệt hại do người thứ ba trả, nhưng vẫn ít hơn số tiền mà bên bảo hiểm phải trả thì bên bảo hiểm chỉ phải trả phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và số tiền mà người thứ ba đã trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu bên được bảo hiểm đã nhận tiền bảo hiểm nhưng ít hơn so với thiệt hại do người thứ ba gây ra thì bên được bảo hiểm vẫn có quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và tiền bồi thường thiệt hại.

Bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả cho bên được bảo hiểm.”

Thông qua đây, bạn đọc có thể rõ cơ sở của nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm sẽ là:

  • Tiền bồi thường cho người được bảo hiểm không được vượt quá mức tổn hại thực tế mà họ gánh chịu.
  • Số tiền của bên thứ ba bồi thường cho công ty bảo hiểm không được vượt quá số tiền công ty đã chi trả quyền lợi cho người được bảo hiểm.
  • Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm sẽ được áp dụng vào thời điểm trước hoặc sau khi công ty bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ làm việc với các bên liên quan đến vấn đề bồi thường để yêu cầu người gây ra tai nạn phải bồi thường.
  • Người được bảo hiểm cần cung cấp các biên bản, bằng chứng, chứng từ,… liên quan đến người được bảo hiểm để thực hiện theo nguyên tắc thế quyền.
  • Trong trường hợp không đòi bồi thường từ người thứ ba thì người này sẽ không phải chịu trách nhiệm về các tổn thất, mặc dù là người trực tiếp gây ra các tổn thất đó.

 

Điều kiện thực hiện

Sau đây là những điều kiện để áp dụng nguyên tắc thế quyền:

  • Nếu người gây ra tổn thương cho người được bảo hiểm là bên thứ ba sẽ phải thực hiện bồi thường.
  • Các tổn thất bồi thường phải thuộc phạm vi bảo hiểm theo đúng quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
  • Công ty bảo hiểm đã bồi thường quyền lợi cho người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
  • Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm chỉ được áp dụng cho tài sản, không áp dụng đối với con người.

 

Tác dụng

  • Đối với người được bảo hiểm: Không được nhận tiền bồi thường 2 lần từ bên thứ 3 và công ty bảo hiểm cùng với một tổn thất.
  • Đối với công ty bảo hiểm: Nguyên tắc thế quyền được áp dụng nhằm bù đắp lại phần tài chính đã bồi thường cho người được bảo hiểm nếu không may xảy ra sự kiện bảo hiểm.

 

Ví dụ

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên tắc thế quyền khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, Baohiemdai-ichi xin đưa ra một số ví dụ cụ thể sau đây:

Ví dụ 1:

  • Anh Long (Người được bảo hiểm) nhận hàng đã chuyển giao ở cảng (bên thứ 3), trong lúc nhận hàng anh phát hiện hàng hóa bị đổ vỡ. Lúc này anh Long cần liên hệ với phía cảng để lập biên bản tổn thất và thông báo cho phía công ty bảo hiểm được biết.
  • Đối với trường hợp này, nguyên tắc thế quyền được áp dụng như sau: Số tiền bồi thường từ bên thứ 3 không được vượt quá số tiền công ty bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm. Ngoài ra, các chi phí phát sinh khác để đòi bồi thường cho bên thứ 3 sẽ do công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm.

Ví dụ 2:

  • Một chiếc xe ô tô 5 chỗ đang được công ty bảo hiểm bảo vệ với đúng giá trị của nó, tuy nhiên trong quá trình lưu thông trên đường ô tô không may bị container đâm trúng, buộc phải sửa chữa và thay thế. Trường hợp này công ty bảo hiểm đã thực hiện bồi thường số tiền 55.000.000 VNĐ.
  • Theo kết luận của phía cảnh sát giao thông, lỗi xe container là 70% còn lỗi từ xe con là 30%. Vậy khi áp dụng nguyên tắc thế quyền, người được bảo hiểm phải lưu lại quyền đòi lại bên thứ 3 cho công ty bảo hiểm trong trường hợp công ty bảo hiểm đã hoàn thành đúng cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm.

 

Lý giải thắc mắc của khách hàng khi mua bảo hiểm

Không ít khách hàng thắc mắc về việc với số tiền mình đóng phí cho công ty bảo hiểm thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm họ có nhận được quyền lợi trong hợp đồng cam kết mà hai bên đã ký nhận hay không.

nguyên tắc này chỉ được áp dụng cho tổn thất tài sản, không được áp dụng với tổn thất con người
nguyên tắc này chỉ được áp dụng cho tổn thất tài sản, không được áp dụng với tổn thất con người

Hiện tại, công ty bảo hiểm không phải bảo hộ tất cả những rủi ro của người tham gia với chi phí 1 đồng nhận về quyền lợi 100 đồng, mà có khi lên đến 1000 đồng bằng quỹ tài chính của công ty.

Thực chất, các công ty bảo hiểm là chỗ dựa cho khách hàng trong những tình huống rủi ro không lường trước trong cuộc sống, nhờ đó người tham gia được đảm bảo các vấn đề tài chính cho bản thân và gia đình của mình.

Hiểu một cách đơn giản, trong một số trường hợp công ty bảo hiểm sẽ sử dụng nguyên tắc thế quyền để thay khách hàng đòi lại quyền lợi mà khách hàng xứng đáng nhận được khi lỗi đó do bên thứ 3 gây ra.

 

Từ nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm, hiểu rõ hơn về tính chất của bảo hiểm

Tính chất của bảo hiểm là bảo vệ người tham gia trước những rủi ro không lường trước có thể xảy ra trong cuộc sống, chứ không phải là kiếm lời từ phí bảo hiểm mà khách hàng đóng để hoàn thành hợp đồng bảo hiểm.

Đối với loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, người tham gia sẽ không nhận được số tiền mà mình đã đóng khi không có sự cố xảy ra phát sinh bồi thường bảo hiểm hay kết thúc thời hạn bảo hiểm. Bởi số tiền phí mà người tham gia đóng được xem là một phần bồi thường cho người kém may mắn khi họ không may gặp phải rủi ro.

Bản chất của tiền bảo hiểm người tham gia đóng sẽ được bỏ vào một túi tiền lớn cùng với tiền bảo hiểm của các khách hàng khác đóng vào. Do đó, số tiền trong túi là của chung, nếu bạn không may gặp phải rủi ro, số tiền lớn trong túi đó sẽ được lấy ra để giúp bạn chi trả chi phí. Đặc biệt, nếu bạn may mắn và mạnh khoẻ thì số tiền trong túi lớn sẽ dành cho những người khác đang gặp khó khăn trong cuộc sống.


 

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm. Mong rằng thông qua những chia sẻ trên, người tham gia sẽ hiểu rõ về nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm nhân thọ và cách áp dụng khi có rủi ro xảy ra.

Trong trường hợp có thắc mắc cần được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với Baohiemdai-ichi.com.vn qua số Hotline 0932.317.357 để được nhân viên tư vấn kịp thời.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

0932.317.357


5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
#5 tin tức HOT nhất về bảo hiểm bạn cần biết mỗi sáng hàng ngày!

Mỗi sáng hàng ngày, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật một cách súc tích, dễ hiểu và hoàn toàn miễn phí!

    couple coffee

    Bài viết liên quan

    Hãy để lại thông tin để nhận những chương trình ưu đãi từ tư vấn Dai-ichi Life