Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life

Bảo hiểm tương hỗ là gì?

tổ chức công ty bảo hiểm tương hỗ là gì

Bảo hiểm tương hỗ là gì? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động như thế nào? Để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hình này, Baohiemdai-ichi.com.vn xin đưa ra bài viết sau đây. Hãy cùng chúng tôi theo dõi để có được những thông tin hữu ích nhé.

 

Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là gì?

Dưới đây là những thông tin cơ bản liên quan đến bảo hiểm tương hỗ, bạn đọc nên tham khảo để hiểu rõ hơn về loại hình bảo hiểm này.

 

Khái niệm

Theo Điều 70 Luật kinh doanh bảo hiểm 2019 có quy định rõ về khái niệm tổ chức bảo hiểm tương hỗ: “Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm với mục đích tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên thuộc tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.”

chỉ khi có đủ tư cách pháp nhân thì mới được thành lập công ty bảo hiểm
chỉ khi có đủ tư cách pháp nhân thì mới được thành lập công ty bảo hiểm

Bên cạnh quy định cụ thể về tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong Luật kinh doanh bảo hiểm 2019 thì tổ chức này còn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi tài sản của tổ chức.

 

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

Theo Điều 2 Nghị định số 18/2005/NĐ-CP có quy định cụ thể về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ như sau:

“1. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên là các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề hoặc sinh sống trên cùng một địa bàn và có cùng loại rủi ro.

Tên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải thể hiện rõ tính chất tương hỗ và phải có cụm từ “Bảo hiểm tương hỗ”, viết tắt là “BHTH”.

  1. Thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là bên mua bảo hiểm vừa là chủ sở hữu của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
  2. Các thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ đều có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
  3. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn và tài sản của mình.”

Có thể thấy, pháp luật đã đưa ra những quy định cụ thể về tổ chức bảo hiểm tương hỗ:

  • Thứ nhất, trong quy định có nêu rõ tổ chức có tư cách pháp nhân có nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm phải có đầy đủ các yếu tố như thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác. Ngoài ra, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm cho toàn bộ tài sản của mình, nhân danh tham gia phải có quan hệ pháp luật độc lập. Chỉ khi có đầy đủ các yếu tố trên thì doanh nghiệp bảo hiểm mới được thành lập. Bên cạnh đó, còn có quy định về nguyên tắc đặt tên cho công ty bảo hiểm tương hỗ phải thể hiện rõ tính tương hỗ, mục đích là tránh nhầm lẫn với những loại hình bảo hiểm khác.
  • Thứ hai, thành viên sáng lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ có thể là tổ chức hoặc cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, đồng thời cam kết mua bảo hiểm tương hỗ ngay sau khi tổ chức được cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
  • Thứ ba, tính chất của loại hình bảo hiểm tương hỗ là các thành viên sẽ cùng tham gia đóng bảo hiểm, do đó họ có quyền giám sát hoạt động của tổ chức. Mục đích là đảm bảo cho hoạt động bảo hiểm được diễn ra minh bạch.
  • Thứ tư, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn và tài sản của mình. Đây là quy định hoàn toàn hợp lý bởi vì ngay từ nguyên tắc đầu tiên đã khẳng định bảo hiểm tương hỗ phải là tổ chức có tư cách pháp nhân.

 

Thành viên là ai?

Căn cứ Điều 71 Luật kinh doanh bảo hiểm có quy định về thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ như sau:

“1. Tổ chức, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề, có nhu cầu bảo hiểm đều có quyền tham gia thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ với tư cách là thành viên sáng lập.

  • Chỉ các tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tương hỗ mới có thể trở thành thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.”

Tại Thông tư 52/2005/TT-BTC thì thành viên của bảo hiểm tương hỗ sẽ là:

  • Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện giao kết hợp đồng bảo hiểm theo đúng quy định pháp luật ban hành và đã thực hiện giao kết hợp đồng với tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
  • Tư cách thành viên được xác định dựa theo căn cứ bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp tổ chức đứng ra mua bảo hiểm cho các thành viên trong tổ chức thì tổ chức đó được coi là thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
  • Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm với các thành viên, ngoài những thông tin liên quan đến hợp đồng theo quy định của pháp luật, công ty bảo hiểm tương hỗ còn phải cung cấp cho các thành viên những thông tin liên quan đến tổ chức.
  • Trong trường hợp công ty bảo hiểm tương hỗ hay hợp đồng bảo hiểm đưa ra quy định khác, quyền và nghĩa vụ của thành viên thuộc tổ chức bảo hiểm tương hỗ kết thúc cùng với việc chấm dứt tư cách thành viên của tổ chức đó.

 

Số lượng thành viên tối thiểu

Số lượng thành viên tối thiểu của công ty bảo hiểm tương hỗ ở Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 18/2005/NĐ-CP:

  • Số lượng thành viên của tổ chức không được thấp hơn 10 thành viên.
  • Trường hợp số thành viên của tổ chức thấp hơn số thành viên tối thiểu, tổ chức phải báo cáo ngay với Bộ Tài chính về thực trạng, nguyên nhân và đưa ra các biện pháp để khắc phục.

Trong trường hợp tổ chức không thể tăng số lượng thành viên theo như kế hoạch đã được Bộ Tài chính phê duyệt, Bộ Tài chính sẽ dựa vào đó để đưa ra quyết định chấm dứt hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ hoặc chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật.

 

Thành viên sáng lập tổ chức

Thành viên sáng lập của tổ chức bảo hiểm tương hỗ là cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định pháp luật, tham gia thành lập tổ chức và cam kết mua bảo hiểm của tổ chức ngay sau khi tổ chức được cấp phép thành lập và hoạt động.

Thành viên sáng lập không được hưởng bất cứ ưu đãi nào so với các thành viên khác của tổ chức trừ khi điều lệ của công ty bảo hiểm tương hỗ có quy định khác.

 

Là cá nhân

Người lao động, chủ xe cơ giới, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện vận chuyển đường thủy nội địa, chủ cơ sở sản xuất, chế biến, lưu thông, nuôi trồng, tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, ngư nghiệp có thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây sẽ được quyền tham gia thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ với tư cách là thành viên sáng lập:

  • Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên
  • Có năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật
  • Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang trong quá trình chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề vì phạm phải các tội danh pháp luật quy định.
  • Hoạt động trong cùng ngành nghề, lĩnh vực và có cùng loại rủi ro gắn liền hay xuất phát từ lĩnh vực, ngành nghề đó.
  • Có nhu cầu bảo hiểm, có quyền lợi có thể được bảo hiểm cho những rủi ro gắn liền hay xuất phát từ lĩnh vực, ngành nghề của các thành viên sáng lập.
  • Có cam kết cụ thể bằng văn bản về việc mua bảo hiểm của tổ chức ngay sau khi tổ chức được cấp phép thành lập và hoạt động.
thành viên sáng lập sẽ không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào so với các thành viên khác
thành viên sáng lập sẽ không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào so với các thành viên khác

Là tổ chức

Là những doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp nhà nước, luật hợp tác xã và các hiệp hội, hội, chi hội ngành nghề, nông trường, trang trại, trung tâm, đồng thời đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam trong lĩnh vực cung ứng vật tư, sản xuất, chế biến, dịch vụ, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Được phép hoạt động trong cùng lĩnh vực, ngành nghề và có cùng loại rủi ro gắn liền hay xuất pháp từ lĩnh vực, ngành nghề được nêu cụ thể ở trên.
  • Hoạt động tài chính doanh nghiệp đang trong tình trạng lành mạnh.
  • Có nhu cầu bảo hiểm, có quyền lợi có thể được bảo hiểm cho những rủi ro gắn liền hay xuất phát từ lĩnh vực, ngành nghề của các thành viên sáng lập.
  • Có cam kết mua bảo hiểm của tổ chức bằng văn bản rõ ràng sau khi tổ chức được cấp phép thành lập và hoạt động.

Quyền và nghĩa vụ của thành viên trong tổ chức

Quyền của thành viên

  • Thành viên sẽ được hưởng các quyền lợi bảo hiểm theo hợp đồng cam kết đôi bên.
  • Được hưởng kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức bảo hiểm tương hỗ theo quy định tại điều lệ của tổ chức.
  • Được quyền tham dự hoặc ủy quyền cho người khác tham dự đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, ứng cử, bầu cử vào bộ máy và các chức danh được bầu khác.
  • Một số quyền khác theo quy định của pháp luật.

 

Nghĩa vụ thành viên

  • Có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm theo đúng quy định tại hợp đồng bảo hiểm và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
  • Chấp hành nghiêm chỉnh các điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động của tổ chức trong phạm vi số phí bảo hiểm đã đóng cho tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
  • Thành viên sáng lập công ty bảo hiểm tương hỗ có trách nhiệm về các khoản nợ, khoản lỗ của công ty trong phạm vi số phí bảo hiểm đã đóng cho công ty.
  • Thành viên sáng lập phải thực hiện cam kết mua bảo hiểm của tổ chức ngay sau khi có giấy phép thành lập và hoạt động.
  • Thực hiện theo các nghĩa vụ khác được pháp luật quy định.

 

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức

Quyền của tổ chức

  • Được sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
  • Thực hiện kinh doanh bảo hiểm theo quy định pháp luật ban hành.
  • Chịu trách nhiệm về mức phí bảo hiểm mà thành viên của tổ chức phải đóng góp, có quyền từ chối hoặc nhận bảo hiểm theo quy định tại điều lệ tổ chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Chủ động trong việc lựa chọn nghiệp vụ bảo hiểm, địa bàn hoạt động, quy mô và cơ cấu của tổ chức sao cho phù hợp.
  • Đưa ra quyết định trong việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản thua lỗ của công ty bảo hiểm tương hỗ theo điều lệ công ty và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo pháp luật.

 

Nghĩa vụ của tổ chức

  • Thực hiện hoạt động kinh doanh trong phạm vi, địa bàn và nghiệp vụ được quy định cụ thể trong giấy phép thành lập và hoạt động.
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, tài chính.
  • Chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh theo quy định pháp luật ban hành.
  • Có trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài chính khác của tổ chức trong phạm vi tài sản của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
  • Bảo đảm quyền lợi cho các thành viên khi tham gia và thực hiện các cam kết với thành viên của tổ chức.
  • Có trách nhiệm nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định pháp luật ban hành.
  • Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.


 

Tạm kết

Nếu bạn đang thắc mắc công ty bảo hiểm tương hỗ là gì thì những chia sẻ trên của Baohiemdai-ichi.com.vn chính là câu trả lời chính xác nhất cho những thắc mắc của bạn. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0932.317.357 nếu có thắc mắc cần được giải đáp.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

0932.317.357


0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
#5 tin tức HOT nhất về bảo hiểm bạn cần biết mỗi sáng hàng ngày!

Mỗi sáng hàng ngày, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật một cách súc tích, dễ hiểu và hoàn toàn miễn phí!

    couple coffee

    Bài viết liên quan

    Hãy để lại thông tin để nhận những chương trình ưu đãi từ tư vấn Dai-ichi Life