Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life

Phân loại 04 nhóm nghề trong bảo hiểm nhân thọ hiện nay

nhóm nghề trong bảo hiểm nhân thọ

Hiện nay, các công ty bảo hiểm nhân thọ còn dựa vào việc người tham gia thuộc nhóm nghề nghiệp nào để quyết định mức đóng phí. Do đó, nếu bạn đang thắc mắc không biết các nhóm nghề trong bảo hiểm nhân thọ được chia như thế nào thì hãy cùng bảo hiểm nhân thọ Dai ichi tìm hiểu ngay bài viết sau đây.

 

Vì sao phải phân loại các nhóm nghề nghiệp trong bảo hiểm nhân thọ?

Lý do các công ty bảo hiểm phải dựa vào các nhóm nghề nghiệp để quy định mức phí là vì mỗi nhóm nghề sẽ có mức độ rủi ro khác nhau. Đây cũng là yếu tố các công ty bảo hiểm nhân thọ áp dụng để thẩm định hợp đồng bảo hiểm.

Một số lĩnh vực đặc thù với mức độ nguy hiểm cao như vận động viên leo núi, thợ lặn, diễn viên xiếc, cảnh sát chống bạo lực, công nhân hầm mỏ,… sẽ rất khó nhận được sự chấp thuận khi mua bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, cũng tùy vào quy định của từng công ty bảo hiểm về việc phân nhóm nghề cho người tham gia.

Vậy nên, để biết được bản thân mình có đủ điều kiện để tham gia bảo hiểm nhân thọ không, và mức đóng phí khi tham gia là bao nhiêu thì việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu về nghề nghiệp mình đang làm, từ đó sẽ dễ dàng suy ra các mức phí phù hợp khi tham gia. Để chắc chắn hơn, người tham gia cần nhờ nhân viên tư vấn bảo hiểm hỗ trợ.

Các nhóm nghề nghiệp phổ biến trong bảo hiểm nhân thọ

Hiện nay hầu hết các công ty bảo hiểm nhân thọ đều dựa vào các nhóm nghề nghiệp để phân thành các mức độ rủi ro khác nhau. Dưới đây là cách phân loại nhóm nghề trong bảo hiểm nhân thọ được hầu hết các công ty bảo hiểm nhân thọ áp dụng, cụ thể:

Nhóm 1: Lao động trí óc, công việc ít di chuyển

Thông thường, người tham gia ở nhóm 1 sẽ được thẩm định chi phí bảo hiểm chuẩn, trong đó mức phí của khách hàng ở nhóm 1 sẽ thấp hơn nhiều so với các nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4 nếu xét trên cùng một tiêu chí về giới tính độ tuổi, sức khỏe, tài chính,…

người lao động ở nhóm 1 được áp dụng mức phí chuẩn và thấp hơn các nhóm còn lại (2,3 và 4)
người lao động ở nhóm 1 được áp dụng mức phí chuẩn và thấp hơn các nhóm còn lại (2,3 và 4)

Các vị trí công việc phổ biến thuộc nhóm lao động trí óc, công việc ít di chuyển bao gồm:

  • Chủ công ty.
  • Bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ,…
  • Giám đốc, phó giám đốc.
  • Giáo viên, giảng viên, trợ giảng.
  • Nhân viên văn phòng.
  • Nhân viên IT, đồ họa.
  • Kỹ sư về công nghệ thông tin.
  • Nhân viên hành chính.
  • Nhân viên thiết kế thời trang.

 

Nhóm 2: Lao động trí óc, công việc cần di chuyển nhiều

Nhóm 2 cũng sẽ được tính mức phí bảo hiểm tham gia chuẩn, tuy nhiên sẽ cao hơn nhóm 1, thông thường sẽ liên quan đến các công việc giám sát, học sinh, nội trợ,… Các công việc thuộc nhóm lao động trí óc, công việc di chuyển nhiều bao gồm:

  • Công việc thuộc ngành báo chí, biên tập, nhà thơ, nhà văn,…
  • Các công việc liên quan đến giám sát, bảo vệ, quản lý tòa nhà, nhân viên doanh nghiệp,…
  • Một số công việc liên quan đến dẫn chương trình, biên tập viên, nhạc sĩ, ca sĩ, ban nhạc,…
  • Những đối tượng khác thường xuyên di chuyển nhiều như học sinh, sinh viên, trẻ em, nội trợ, hưu trí,…

 

Nhóm 3: Lao động chân tay, công việc sử dụng công cụ lao động đơn giản

Đối với những khách hàng thuộc nhóm 3 – lao động chân tay, công việc sử dụng công cụ lao động đơn giản sẽ được thẩm định mức phí chuẩn, tuy nhiên cao hơn so với các công việc thuộc nhóm 1 và 2. Thông thường các công việc ở nhóm 3 mặc dù là lao động chân tay nhưng không nặng nhọc, chỉ có liên quan đến máy móc đơn giản như:

  • Phóng viên, công nhân in ấn
  • Nhân viên làm vệ sinh lau dọn cửa kính ở độ cao dưới 6m, nhân viên bảo trì các loại máy móc đơn giản, nhân viên phun thuốc,…
  • Diễn viên, ca sĩ, vũ công.
  • Công nhân tạo cao su, cạo mủ cao su, bảo trì máy móc, vận hành máy móc, công nhân chế biến,…
  • Thợ làm bánh, thợ điện nước, thợ làm khuôn, thợ đóng thuyền/ghe, thợ hàn tại xưởng

 

Nhóm 4: Lao động chân tay, công việc lao động nặng nhọc

Ở nhóm 4 bao gồm những công việc lao động chân tay, công việc lao động nặng nhọc, có mức độ nguy hiểm cao sẽ khó được công ty bảo hiểm nhân thọ chấp thuận với một số quyền lợi tương tự như bệnh hiểm nghèo, nằm viện và thường mức phí đóng sẽ cao hơn so với các nhóm 1, 2 và 3.

Một số công việc lao động chân tay, công việc lao động nặng nhọc bao gồm:

  • Thợ luyện kim
  • Thợ chạm khắc, đúc, mạ kim loại
  • Công nhân vận hành và bảo trì máy móc,…
  • Công nhân khai thác, công nhân chạm đá, đánh bóng, mài đá,…
  • Ngư dân đánh cá biển,
  • Thợ xây dựng làm việc tại các công trình nhà cao tầng
  • Công nhân làm việc tại giàn khoan

 

Cách để tiết kiệm phí tham gia bảo hiểm khi bạn có nghề nghiệp rủi ro cao?

Vậy trong trường hợp nghề nghiệp của người tham gia thuộc nhóm công việc có mức độ nguy hiểm cao, nếu muốn tiết kiệm tiền tối ưu phải làm thế nào?

độ tuổi thích hợp nhất để tham gia bhnt là từ 20 - 30 tuổi
độ tuổi thích hợp nhất để tham gia bhnt là từ 20 – 30 tuổi

Dưới đây là một số cách để tiết kiệm tối đa phí tham gia bảo hiểm khi bạn có nghề nghiệp rủi ro cao, cụ thể:

  • Mua bảo hiểm càng sớm, phí càng thấp: Các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm khuyên người tham gia nên mua bảo hiểm nhân thọ càng sớm càng tốt để có được chi phí thấp nhất với quyền lợi bảo vệ mở rộng. Thời gian thích hợp nhất để tham gia bảo hiểm là từ 20 – 30 tuổi. Đây là độ tuổi bạn còn trẻ, sức khỏe tốt vì thế rất dễ dàng để công ty bảo hiểm chấp thuận hợp đồng tham gia.
  • Chọn hình thức đóng phí bảo hiểm định kỳ hàng năm thay vì hàng tháng: Việc lựa chọn hình thức đóng phí theo năm sẽ giúp cho người tham gia tiết kiệm tối đa chi phí bảo hiểm từ 2 – 5%. Mức chênh lệch sẽ phụ thuộc vào quy định và chính sách của mỗi công ty.
  • Đề nghị thẩm định lại hợp đồng khi có sự thay đổi về nghề nghiệp, sức khỏe: Hai yếu tố chính ảnh hưởng đến mức phí của bảo hiểm nhân thọ khi tham gia là nghề nghiệp và sức khỏe. Do đó, nếu bạn có ý định đổi qua công việc có mức độ rủi ro thấp hơn, sức khỏe cải thiện tốt hơn thì hãy nhờ công ty bảo hiểm thẩm định lại hợp đồng để được nhận mức phí đóng hợp lý nhất.

 

Các ngành nghề hoặc nhóm việc làm được Dai-ichi life phân loại

Hiện tại, Daiichi Life đã thực hiện phân loại và xếp hạng 24 ngành nghề hoặc nhóm công việc theo mức độ rủi ro từ 1 – 4, bạn có thể tìm hiểu để biết được mình thuộc nhóm nào, cụ thể:

  • Bảo vệ
  • Xây dựng thủy điện
  • Bưu điện, tòa án, công nghệ thông tin
  • Buôn bán
  • Xây dựng công trình dân sự
  • Công an, Quân đội
  • Văn hóa, giáo dục, tôn giáo
  • Công nghiệp giải trí
  • Vận tải đường sông, đường biển
  • Công nghiệp sản xuất
  • Vận tải đường sắt
  • Dịch vụ, tài chính
  • Vận tải đường hàng không
  • Du lịch, khách sạn
  • Vận tải đường bộ
  • Điện, nước
  • Y tế
  • Khai thác gỗ, lâm sản
  • Thể thao chuyên nghiệp
  • Khai thác quặng – than đá – dầu khí
  • Quảng cáo và tin tức
  • Ngư nghiệp
  • Nông nghiệp: trồng trọt-chăn nuôi

 

Chi tiết bảng phân loại nghề nghiệp của công ty bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life

Nhóm nghề nghiệp rất quan trọng trong bảo hiểm nhân thọ, vì nó là một trong những yếu tố quyết định phí bảo hiểm và sự chấp thuận hợp đồng của công ty bảo hiểm. Do vậy bạn nên khai báo trung thực và chính xác khi tham gia bảo hiểm nhân thọ.

Sau đây là chi tiết bảng phân loại nghề nghiệp của Công ty bảo hiểm nhân thọ Daiichi Life bạn đọc nên tham khảo.

Việc làm -Tính chất công việc Quyền lợi tử vong Nhóm nghề
1. BẢO VỆ
Các đơn vị hành chính sự nghiệp, trường học, văn phòng Chuẩn 1
Cơ quan thi hành án Chuẩn 2
Công trường xây dựng Chuẩn 3
Ngân hàng, nông trường cao su Chuẩn 3
Nhà máy, bệnh viện, khách sạn, siêu thị, khu vui chơi, công viên, kho bãi Chuẩn 2
Vệ sĩ của ca sĩ Chuẩn 2
2. BƯU ĐIỆN, TÒA ÁN, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Bưu điện
Kỹ sư, cán bộ quản lý Chuẩn 1
Nhân viên chuyển phát thư Chuẩn 2
Nhân viên khuân vác bưu kiện Chuẩn 3
Nhân viên quầy giao dịch, phân loại thư Chuẩn 1
Tài xế lái xe đưa thư Chuẩn 2
Tòa Án
Nhân viên cưỡng chế thi hành án Chuẩn 2
Điều tra viên và nhân viên phụ trách tội phạm kinh tế Chuẩn 2
Quan tòa, luật sư, thư ký, thông dịch viên Chuẩn 1
Công nghệ thông tin
Kỹ sư bảo trì Chuẩn 1
Kỹ sư hệ thống Chuẩn 1
Kỹ sư kinh doanh Chuẩn 1
Kỹ thuật viên sửa chữa, bảo trì máy vi tính Chuẩn 2
Kỹ thuật viên vi tính, họa viên Chuẩn 1
3. BUÔN BÁN
Bán hàng siêu thị; mua bán các mặt hàng thông thường (như rau quả, thịt, hải sản, thực phẩm, phân bón) và ít di chuyển xa Chuẩn 1
Buôn bán các mặt hàng dễ cháy nổ Chuẩn 2
Buôn bán các mặt hàng không cháy nổ (có giao hàng) Chuẩn 2
Buôn bán gỗ (trực tiếp tại xưởng) Chuẩn 2
Buôn bán hàng chuyến liên tỉnh Chuẩn 3
Buôn bán quán ăn di động Chuẩn 2
Buôn bán vàng bạc, đá quý, nguyên liệu hóa chất, sắt, phế liệu Chuẩn 2
Chủ quản lý, kinh doanh bãi than Chuẩn 2
Chủ tiệm cầm đồ Chuẩn 2
Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu) Chuẩn 2
Nhân viên cây xăng, người bán xăng dầu lẻ Chuẩn 2
Bán dụng cụ gas, khí hóa lỏng
Nhân viên phụ trách, thư ký văn phòng Chuẩn 1
Nhân viên thu mua hàng đã qua sử dụng Chuẩn 3
Nhân viên giao hàng Chuẩn 2
Nhân viên lắp đặt Chuẩn 2
4. CÔNG AN, QUÂN ĐỘI
Cảnh sát/ Công an
Cán bộ hải quan (văn phòng) Chuẩn 1
Cảnh sát chống bạo động Từ chối Từ chối
Cảnh sát hình sự, điều tra, chuyên trách phòng chống ma tuý Không chuẩn Từ chối
Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Từ chối Từ chối
Cảnh sát tuần tra giao thông, Cảnh sát 113 Không chuẩn Từ chối
Cảnh sát, dân phòng phụ trách an ninh khu vực Chuẩn 2
Công an chốt đèn, Công an xử lý giao thông tai nạn giao thông Chuẩn 2
Công an kinh tế (không liên quan đến chống buôn lậu qua biên giới) Chuẩn 2
Công an nghĩa vụ (đi nghĩa vụ quân sự) Từ chối Từ chối
Công an trật tự giao thông tại trạm Chuẩn 2
Công an xã, phường, quận, tỉnh Chuẩn 2
Giảng viên và học viên trường cảnh sát Chuẩn 1
Nhân viên chuyên văn phòng, hành chính (không phải công an) Chuẩn 1
Đội chống buôn lậu biên giới Không chuẩn Từ chối
Quản giáo Chuẩn 2
Thanh tra giao thông Chuẩn 2
Quân đội
Bác sĩ, y tá bệnh viện quân y Chuẩn 1
Bộ đội dạy môn giáo dục quốc phòng Chuẩn 2
Bộ đội xuất ngũ đang chờ việc Chuẩn 1
Bộ đội, sỹ quan đồn biên phòng (có tuần tra thực địa) Từ chối Từ chối
Nhân viên làm việc cho phòng hồ sơ chiến thuật trong học viện nghiên cứu quân sự Chuẩn 2
Nhân viên làm việc, nghiên cứu & hành chính trong các đơn vị quân đội phụ trách vũ khí & đạn dược) Không chuẩn Từ chối
Quân nhân hành chính, hậu cần, quân nhu, quân y tiền tuyến & thông tin mặt đất Chuẩn 2
Quân nhân đặc biệt (phụ trách bộc phá, người nhái, hải quân, không quân, nhảy dù, vũ khí hóa học, thử chất nổ, đảm đương nhiệm vụ đặc biệt trong cơ quan tình báo) Từ chối Từ chối
Quân nhân tiền tuyến Từ chối Từ chối
Sinh viên học viên quân sự & quân nhân mới nhập ngũ Từ chối Từ chối
Sỹ quan binh chủng bộ binh, huấn luyện tân binh mới, công tác quản lý Chuẩn 2
Sỹ quan trực chỉ đồn biên phòng (không tuần tra) Chuẩn 2

>> Xem chi tiết bảng phân loại nghề nghiệp của Công ty bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life TẠI ĐÂY


 

Tạm kết

Hy vọng thông qua bài viết trên của Baohiemdai-ichi.com.vn sẽ giúp bạn đọc nắm được các nhóm nghề trong bảo hiểm nhân thọ để biết được mình thuộc nhóm nghề nào. Nếu bạn đang có ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ nhưng chưa biết lựa chọn công ty nào, hãy liên hệ ngay Hotline: 0932.317.357 để được chuyên viên tư vấn kĩ càng hơn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

0932.317.357


0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
#5 tin tức HOT nhất về bảo hiểm bạn cần biết mỗi sáng hàng ngày!

Mỗi sáng hàng ngày, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật một cách súc tích, dễ hiểu và hoàn toàn miễn phí!

    couple coffee

    Bài viết liên quan

    Hãy để lại thông tin để nhận những chương trình ưu đãi từ tư vấn Dai-ichi Life