Mặc dù loại hình bảo hiểm nhân thọ xuất hiện đã khá lâu nhưng không phải ai cũng có đủ những kiến thức cơ bản về loại bảo hiểm này.
Chính vì thế, bài viết hôm nay của Dai-ichi life Việt Nam sẽ giúp bạn tổng hợp các câu hỏi về bảo hiểm nhân thọ. Cùng tìm hiểu xem những câu hỏi đó là gì và được giải đáp như thế nào nhé.
Top 25+ câu hỏi hay về bảo hiểm nhân thọ
Mua bảo hiểm nhân thọ để làm gì? Tại sao phải mua bảo hiểm nhân thọ?
Lý do lớn nhất để tham gia bảo hiểm nhân thọ là đảm bảo người tham gia được bảo vệ toàn diện trước những rủi ro không lường trước.
Tham gia bảo hiểm nhân thọ giúp cho người tham gia có được số tiền lớn tức thời để bù đắp lại một phần những tổn thất, điều này chỉ có bảo hiểm nhân thọ mới làm được. Kể cả gửi tiết kiệm người tham gia cũng chỉ nhận được số tiền đã tích lũy từ trước đến nay.
Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, người tham gia chỉ đóng một mức phí nhất định cho công ty bảo hiểm nhân thọ dựa vào cam kết đóng phí trong hợp đồng bảo hiểm hai bên đã ký kết từ trước. Dựa vào hợp đồng bảo hiểm, công ty sẽ có trách nhiệm chi trả quyền lợi cho người tham gia trong trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra liên quan đến sức khỏe, thân thể, tính mạng theo số tiền bảo hiểm mà bạn đã tham gia.
Trong một hợp đồng bảo hiểm, sẽ có người được bảo hiểm chính trong hợp đồng chính và được ghép thêm những người thân khác trong cùng gia đình vào chung một hợp đồng bằng cách mua thêm các sản phẩm bổ trợ để những người thân của bạn cũng được bảo hiểm. Hoặc có thể tham gia mỗi người một hợp đồng bảo hiểm.
Nếu mua bảo hiểm cho chính bạn thì bạn vừa là bên mua bảo hiểm vừa là người được bảo hiểm. Còn nếu bạn mua bảo hiểm cho người khác như vợ/chồng hoặc con cái thì họ chính là người được hưởng quyền lợi bảo hiểm, còn bạn sẽ là người chịu trách nhiệm đóng phí định kỳ.
Ngoài ra, trước khi tham gia bảo hiểm nhân thọ người tham gia cần nắm rõ các thuật ngữ cơ bản để quá trình đọc hợp đồng bảo hiểm được dễ dàng hơn.
Xem thêm: xếp hạng các công ty bảo hiểm nhân thọ theo vốn điều lệ
Bảo hiểm nhân thọ và gửi tiết kiệm khác gì nhau?
Về cơ bản, hình thức tiền gửi tiết kiệm và bảo hiểm nhân thọ là phương thức huy động vốn nhàn rỗi của các trung gian tài chính (doanh nghiệp, ngân hàng) để xây dựng quỹ tài chính.
Quỹ này sẽ được dùng để phân bổ đầu tư, tạo ra nguồn lực để phát triển kinh tế một cách toàn diện, giúp người tham gia bảo hiểm/người gửi tiền có được lợi tức.
Điểu khác biệt lớn nhất của hai hình thức này là quyền lợi mà người tham gia/người gửi tiền nhận được, cụ thể:
- Tiền gửi tiết kiệm: Khi kết thúc kỳ hạn gửi, người gửi tiền tiết kiệm sẽ nhận được một khoản tiền bao gồm tiền gốc và tiền lãi được trả theo lãi suất của ngân hàng.
- Bảo hiểm nhân thọ: Khi kết thúc hợp đồng, người tham gia sẽ nhận được khoản tiền đã đóng cho công ty, đồng thời nhận thêm một khoản lãi từ nghiệp vụ đầu tư của công ty bảo hiểm mang lại. Ngoài ra, trong trường hợp ốm đau, bệnh tật, tử vong, tai nạn, thương tật,… sẽ được công ty chi trả quyền lợi dựa trên hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hai bên đã ký kết.
Vậy nên việc hiểu rõ về bản chất của từng hình thức sẽ giúp người tham gia lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân.
Xem thêm: chi tiết quy trình bán bảo hiểm nhân thọ tại công ty Dai-ichi Life Việt Nam
Công ty bảo hiểm lấy tiền ở đâu để chi trả số tiền lớn nếu tôi gặp rủi ro?
Loại hình bảo hiểm nhân thọ hoạt động dựa trên nguyên tắc lấy số đông bù vào số ít, có nhiều người cùng tham gia bảo hiểm nhưng không phải tất cả đều gặp rủi ro trong cuộc sống, chỉ một số ít không may gặp phải rủi ro.
Vì thế trong trường hợp người tham gia không may gặp phải rủi ro, công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ trích một phần từ quỹ rủi ro để chi trả quyền lợi cho người bất hạnh. Số tiền công ty chi trả có thể gấp hàng chục, hàng trăm lần so với những gì mà người đó đã đóng góp.
Với những người tham gia may mắn, sống khỏe không gặp bất cứ rủi ro nào sẽ nhận được quyền lợi tương ứng là lãi và bảo tức dựa trên số tiền mà họ đã đóng góp cho công ty bảo hiểm.
Ngoài ra, các công ty bảo hiểm còn huy động tiền nhàn rỗi của người tham gia thông qua việc đóng phí bảo hiểm thành một số vốn dài hạn. Sau đó, công ty sẽ tiến hành đầu tư đa lĩnh vực để thu về lợi nhuận.
Thông thường, các hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm thường tập trung vào các dự án dài hạn, có độ an toàn cao, khả năng dàn trải hiệu quả giúp phân bổ rủi ro. Các hoạt động đầu tư của công ty bảo hiểm sẽ được nhà nước kiểm soát chặt chẽ.
Hiện tại, hầu hết các công ty đều có một bộ phận phụ trách lĩnh vực đầu tư cụ thể là những chuyên gia kinh tế có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn. Vì vậy, trong mọi trường hợp quyền lợi của người tham gia đều được đảm bảo theo quy định trong hợp đồng.
Tôi có cần phải khám bệnh khi mua bảo hiểm nhân thọ không?
Hầu hết người tham gia đều không phải đi khám khi mua bảo hiểm nhân thọ, chỉ trừ một số trường hợp sau khi thực hiện kê khai và nộp đầy đủ hồ sơ bệnh án mà công ty bảo hiểm vẫn chưa đủ dữ liệu để thẩm định thì công ty sẽ yêu cầu người tham gia đi khám. Chi phí khám bệnh hoàn toàn miễn phí, khi đi người tham gia chỉ cần mang theo giấy mời khám bệnh của công ty bảo hiểm nhân thọ.
Gói bảo hiểm nào tốt nhất cho tôi?
Gói bảo hiểm nhân thọ tốt nhất được cho là gói bảo hiểm có quyền lợi và mức phí đáp ứng nhu cầu, điều kiện tài chính của người tham gia.
Về bản chất, bảo hiểm nhân thọ giúp người tham gia dự phòng tài chính trước những rủi ro. Vậy nên một gói bảo hiểm tốt được thiết kế đầy đủ quyền lợi bảo hiểm như bệnh tật, ốm đau, thương tật, tai nạn, tử vong sẽ giúp cho khách hàng được bảo vệ toàn diện nhất. Đồng thời gói bảo hiểm tốt phải được thiết kế với mức phí vừa phải, phù hợp với nhu cầu của người tham gia để duy trì hợp đồng dài hạn.
Trong gia đình, nên mua bảo hiểm cho ai thì tốt nhất?
Với câu hỏi này, Baohiemdai-ichi.com.vn khuyên bạn nên mua bảo hiểm cho những thành viên trụ cột có khả năng tạo ra tài chính tốt, giúp bảo vệ họ trước những rủi ro trong công việc. Đây cũng là cách giúp bạn đảm bảo tài chính của gia đình mình.
Nên mua bảo hiểm nhân thọ bao nhiêu tiền 1 năm?
Nếu mua bảo hiểm nhân thọ thì con số phù hợp nhất cần trích ra mỗi tháng là từ 5 – 10% thu nhập của bạn. Cụ thể, nếu bạn có mức lương 10.000.000/tháng, tùy vào nhu cầu của bản thân bạn có thể tham gia gói bảo hiểm có mức phí đóng từ 500.000 – 2.000.000 đồng/tháng, trung bình tối đa mỗi năm là 24.000.000 đồng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa vào nguyên tắc dưới đây để xác định số tiền bảo hiểm mình cần chi trả, cụ thể:
- Mục tiêu mà bạn dự tính sẽ thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định.
- Số tiền ước tính mà bạn cần để thực hiện mục tiêu của mình.
- Những rủi ro bạn có thể gặp phải trong cuộc sống.
- Khả năng đóng phí bảo bảo hiểm định kỳ.
Tham gia bảo hiểm nhân thọ với mệnh giá bao nhiêu là đủ?
Với câu hỏi này không có con số cụ thể nào để trả lời, bởi tùy vào điều kiện tài chính và nhu cầu của người tham gia mà giá gói bảo hiểm nhân thọ sẽ có sự khác nhau.
Tuy nhiên, hiện tại có hai cách tính tiền bảo hiểm người tham gia có thể cân nhắc:
- Dựa vào nhu cầu tương lai của bạn để cân nhắc mức giá bảo hiểm nhân thọ mà mình mua là bao nhiêu. Ví dụ: Bạn cần số tiền 500 triệu đồng để đầu tư cho con đi du học sau này, vậy số tiền bảo hiểm bạn cần đến thời điểm đó là 500 triệu đồng, dựa vào đó quy ra mức giá bảo hiểm cần mua.
- Dựa trên mức thu nhập của người tham gia làm ra, khoảng 10 lần mức thu nhập hàng năm của bạn. Ví dụ: mức thu nhập ổn định của bạn là 12.000.000 đồng/tháng, vậy số tiền bảo hiểm bạn có thể cân nhắc là 1,4 tỷ đồng (10*12.000.000*12).
Có thể đóng bảo hiểm qua những hình thức nào?
Người tham gia bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm định kỳ thông qua những hình thức sau đây:
- Chuyển khoản tiền phí bảo hiểm qua ngân hàng.
- Chuyển tiền thông qua hệ thống bưu điện nhà nước.
- Đóng tiền phí bảo hiểm tại các trung tâm dịch vụ khách hàng của công ty bảo hiểm trên toàn quốc.
- Đóng phí tại nhà với bộ phận tư vấn dịch vụ của các công ty bảo hiểm nhân thọ hiện nay.
Thời gian giải quyết quyền lợi bảo hiểm như thế nào?
Theo quy định, công ty bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm giải quyết quyền lợi cho người tham gia trong vòng 90 ngày. Thời gian được tính từ ngày công ty bảo hiểm nhân thọ nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định được thể hiện rõ ràng tại điều khoản có trong hợp đồng bảo hiểm.
Cần nộp giấy tờ gì để được giải quyết quyền lợi bảo hiểm?
Tùy theo từng công ty bảo hiểm nhân thọ mà người tham gia sẽ cung cấp cho công ty các loại giấy tờ khác nhau. Vậy nên, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra bạn cần liên hệ ngay với nhân viên tư vấn hoặc công ty bảo hiểm để được hỗ trợ kịp thời.
Thông thường, các công ty bảo hiểm sẽ yêu cầu người tham gia cung cấp các loại giấy tờ sau:
- Đối với trường hợp chi trả quyền lợi bảo hiểm chăm sóc sức khỏe:
- Hóa đơn thanh toán viện phí tại bệnh viện và một số giấy tờ liên quan
- Giấy xác nhận đã xuất viện.
- Giấy xác nhận phẫu thuật (nếu có).
- Đối với trường hợp chi trả khi người tham gia không may tử vong
- Cung cấp giấy chứng tử
- Liên hệ với công ty bảo hiểm nhân thọ đang tham gia để được hướng dẫn cụ thể.
Quy trình tham gia bảo hiểm nhân thọ như thế nào?
Người tham gia cần thực hiện theo các bước sau khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, cụ thể:
- Bước 1: Tư vấn viên sẽ tư vấn, giới thiệu cho người tham gia những giải pháp tài chính, sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhu cầu và khả năng tài chính của người tham gia.
- Bước 2: Chốt sản phẩm bảo hiểm người tham gia lựa chọn.
- Bước 3: Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết để làm hồ sơ yêu cầu bảo hiểm (ở bước này nhân viên tư vấn chỉ hỗ trợ bạn làm hồ sơ, các vấn đề còn lại sẽ do công ty bảo hiểm và bộ phận thẩm định xem xét bạn có được tham gia bảo hiểm không).
- Bước 4: Đóng phí định kỳ đầu tiên.
- Bước 5: Sau khi hồ sơ yêu cầu tham gia bảo hiểm được phê duyệt, nhân viên tư vấn sẽ thông báo ngày ký hợp đồng bảo hiểm, cần nhớ ngày bắt đầu có hiệu lực hợp đồng. Trong trường hợp người tham gia cảm thấy điều khoản không phù hợp và không muốn tham gia bảo hiểm nữa có thể hủy trong 21 ngày cân nhắc mà không mất một khoản phí nào.
Có thể thay đổi những thông tin trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
Việc thay đổi thông tin trong hợp đồng bảo hiểm còn tùy thuộc vào quy tắc điều khoản của sản phẩm mà bạn đang tham gia. Nhìn chung, người tham gia vẫn có thể yêu cầu thay đổi khi cần thiết đối với các mục sau:
- Thay đổi tên người thụ hưởng, tên người mua bảo hiểm nhân thọ.
- Được tăng/giảm số tiền tham gia bảo hiểm để phù hợp với nhu cầu tài chính của bản thân.
- Được tham gia thêm các sản phẩm bổ sung/hủy bỏ các sản phẩm bổ sung đã tham gia trước đó.
- Thay đổi thời gian đóng phí bảo hiểm định kỳ.
Nếu có khó khăn về kinh tế thì tôi được trì hoãn đóng phí bao lâu?
Mặc dù khi tư vấn, nhân viên đã cố gắng tính toán để đưa ra mức phí đóng phù hợp với khả năng tài chính của người tham gia. Tuy nhiên, một số khó khăn có thể xảy ra mà chúng ta không lường trước được. Khi đó hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ có các điều khoản sau đây để bảo vệ quyền lợi cho người tham gia, cụ thể:
- Thời gian gia hạn đóng phí: Người tham gia có thời gian 60 ngày để thực hiện gia hạn đóng phí tính từ ngày đến hạn.
- Tạm ngưng đóng phí: Đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết chung người tham gia có thể tạm ngưng đóng phí. Sau đó, công ty bảo hiểm sẽ thực hiện trích từ giá trị tài khoản của hợp đồng của người tham gia để tiến hành thanh toán chi phí rủi ro và chi phí quản lý hợp đồng để duy trì.
- Tạm ứng giá trị hoàn lại để đóng phí bảo hiểm tự động: Đối với sản phẩm bảo hiểm truyền thống, công ty sẽ tự ứng trước một số tiền chi trả bảo hiểm khi đến thời hạn đáo hạn hợp đồng để đóng phí, trong trường hợp khi đến hạn mà người tham gia chưa thanh toán.
- Khôi phục hiệu lực hợp đồng: Trường hợp người tham gia chưa thể đóng phí và giá trị hoàn lại không còn đủ để đóng phí bảo hiểm tự động, hoặc giá trị tài khoản bảo hiểm không đủ tiền để khấu trừ các khoản phí duy trì thì hiệu lực hợp động sẽ bị tạm ngưng, người tham gia vẫn có cơ hội khôi phục lại hợp đồng bảo hiểm trong vòng 24 tháng bắt đầu từ ngày hợp đồng mất hiệu lực.
Có thể tạm ứng từ giá trị hợp đồng được không?
Hiện nay, các công ty bảo hiểm nhân thọ đã tạo điều kiện cho người tham gia được ứng trước 80% giá trị hợp đồng.
Ví dụ:
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có giá trị là 100.000.000 đồng, bạn không nợ bất kỳ khoản phí nào của công ty, thì mức tạm ứng tối đa người tham gia được ứng trước 80%, cụ thể: 80%* 100 = 80.000.000 đồng, còn nếu người tham gia nợ công ty 10.000.000 đồng thì số tiền tạm ứng mà bạn nhận được sẽ là: 80* (100 – [10 – lãi vay])
Công ty bảo hiểm nhân thọ phá sản thì tôi có nhận được đầy đủ quyền lợi không?
Nhà nước luôn đưa ra những biện pháp kịp thời nhằm kiểm soát nguy cơ tài chính của các công ty bảo hiểm. Vậy nên, nếu không may công ty bảo hiểm nhân thọ bị phá sản thì quyền lợi khách hàng vẫn được đảm bảo theo các phương án sau đây:
- Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm sang công ty bảo hiểm nhân thọ khác: Theo điều 74 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, trường hợp công ty bảo hiểm phá sản, giải thể, thì công ty đó phải chuyển giao toàn bộ các hợp đồng bảo hiểm đã ký kết với khách hàng cho công ty bảo hiểm khác theo thỏa thuận hoặc theo quyết định. Lúc này mọi quyền lợi bảo hiểm của người tham gia vẫn được duy trì theo đúng hợp đồng đã ký kết.
- Được quỹ bảo vệ người được bảo hiểm chi trả: Theo điểm a, Khoản 1, Điều 106, Nghị định 73/2016/NĐ-CP, người tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ được quỹ bảo vệ người được bảo hiểm trả quyền lợi bảo hiểm bao gồm: tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại, tiền bồi thường bảo hiểm hoặc hoàn phí bảo hiểm theo đúng quy định trong hợp đồng bảo hiểm nhân đối với trường hợp công ty bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản.
Tôi có bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội rồi thì có cần thiết mua thêm bảo hiểm nhân thọ không?
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là những loại hình bảo hiểm nằm trong hệ thống an sinh xã hội do nhà nước triển khai nhằm hỗ trợ một phần tài chính cho người tham gia nếu không may bị ốm đau, bệnh tật, nghỉ hưu,…
Tuy nhiên, bảo hiểm nhân thọ hỗ trợ quyền lợi bảo vệ và có phạm vi tham gia rộng hơn, đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng hiện nay như:
- Bảo vệ trước những rủi ro trong cuộc sống
- Hỗ trợ điều kiện chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người tham gia tại các cơ sở y tế tốt nhất
- Giúp người tham gia tích lũy tài chính cho những kế hoạch trong tương lai.
Vì vậy, dù đã có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì bảo hiểm nhân thọ cũng là loại hình được khuyến khích mọi người nên tham gia.
Nếu tôi không muốn tham gia bảo hiểm nhân thọ nữa thì có nhận lại được phí bảo hiểm đã đóng không?
Dưới đây là những trường hợp khách hàng được nhận lại phí bảo hiểm đã đóng:
- Được nhận lại phí trong thời gian cân nhắc 21 ngày theo quy định.
- Được nhận lại phí khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bị chấm dứt vì những lý do sau đây:
- Bên mua bảo hiểm nhân thọ không còn quyền lợi được bảo hiểm.
- Bên mua bảo hiểm khai báo thông tin của người được bảo hiểm sai, khi xét tuổi đúng của người được bảo hiểm không nằm trong nhóm tuổi được bảo hiểm theo quy định.
- Người tham gia đóng bảo hiểm nhân thọ từ 2 năm trở lên.
- Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm.
- Người được bảo hiểm không may bị tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm, người thụ hưởng.
- Người được bảo hiểm tử vong do bị thi hành án tử hình.
Tôi chuẩn bị ra nước ngoài định cư thì có mua được không?
Nếu người mua bảo hiểm/người được bảo hiểm cần thay đổi địa điểm nơi cư trú, địa chỉ liên hệ, di cư ra nước ngoài sinh sống/làm việc trong thời gian dài, thì bên mua bảo hiểm phải thông báo với công ty bằng văn bản trong vòng 30 ngày kể từ ngày thay đổi. Vì vậy, cho dù bạn ra nước ngoài định cư vẫn được mua bảo hiểm nhân thọ.
Có bao nhiêu công ty bảo hiểm nhân thọ?
Hiện tại, Việt Nam có tất cả là 17 công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, bao gồm:
- Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ
- Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam
- Công ty TNHH Manulife (Việt Nam)
- Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam
- Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ AIA (Việt Nam)
- Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam
- Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam
- Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam
- Công ty TNHH Bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam
- Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Mirae Asset Prévoir
- Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam
- Công ty bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam
- Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Fubon Việt Nam
- Công ty cổ phần bảo hiểm nhân thọ Phú Hưng
- Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife
- Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas Life
- Công ty TNHH Bảo hiểm Shinhan Life Việt Nam
Có bao nhiêu loại bảo hiểm nhân thọ?
Có tất cả 7 loại bảo hiểm nhân thọ đang cung cấp tại thị trường bảo hiểm Việt Nam, cụ thể:
- Bảo hiểm hỗn hợp
- Bảo hiểm trọn đời
- Bảo hiểm trả tiền định kỳ
- Bảo hiểm sinh kỳ
- Bảo hiểm hưu trí
- Bảo hiểm tử kỳ
- Bảo hiểm liên kết đầu tư.
Trong đó, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm hưu trí là 3 loại bảo hiểm nhân thọ phổ biến nhất, được nhiều khách hàng lựa chọn nhất tại thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam.
Bảo hiểm nhân thọ có phải đa cấp không?
Nếu bạn thắc mắc rằng “Bảo hiểm nhân thọ có phải đa cấp không?” thì câu trả lời là “Không”. Đây là loại hình kinh doanh công khai, minh bạch dưới sự quản lý của pháp luật.
Ông Ngô Trung Dũng – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam có chia sẻ: “Hoạt động kinh doanh bảo hiểm được quy định rất chặt chẽ thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm, Nghị định Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm. Bên cạnh các quy định về thành lập và hoạt động của công ty BHNT, các đại lý chỉ được bán sản phẩm bảo hiểm với các quy tắc điều khoản, biểu phí, hợp đồng bảo hiểm, giấy yêu cầu bảo hiểm, minh họa bán hàng đã được Bộ Tài chính phê chuẩn. Vì vậy, để đánh giá về hoạt động BHNT hay đa cấp cần phải hiểu rõ bản chất của nó. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi tìm hiểu bảo hiểm bởi tính hợp pháp đã được pháp luật công nhận”. Vậy nên, với những ai có suy nghĩ bảo hiểm nhân thọ là đa cấp là sai lầm.
Khi nào nên mua bảo hiểm nhân thọ?
Bảo hiểm nhân thọ nếu bạn mua càng sớm bạn càng được lợi, đặc biệt khi còn trẻ bạn còn có đủ sức khỏe và tài chính để tham gia. Mặc dù cùng một mệnh giá bảo vệ, tuy nhiên với những người tham gia nằm trong độ tuổi từ 40 – 50 có thể phải đóng phí cao gấp 2 – 3 lần so với những người tham gia ở độ tuổi 25.
Hơn nữa, bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng dài hạn, mức phí đóng bảo hiểm ở mỗi kỳ sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy, tham gia bảo hiểm nhân thọ càng sớm sẽ giúp người tham gia tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể.
Bảo hiểm nhân thọ có phải của nhà nước không?
Bảo hiểm nhân thọ không phải của nhà nước. Hiện tại, tất cả công ty bảo hiểm nhân thọ trong và ngoài nước kinh doanh tại lãnh thổ Việt Nam chỉ hoạt động theo quy định của nhà nước Việt Nam như: Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, luật thuế,… và nằm dưới sự quản lý, giám sát và chỉ đạo của các cơ quan nhà nước.
Khi nào được hưởng bảo hiểm nhân thọ?
Người tham gia sẽ nhận được quyền lợi đáo hạn khi hợp đồng bảo hiểm đến thời hạn đáo hạn và nhận tiền bảo hiểm do công ty chi trả trong trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
Tạm kết
Bài viết trên của Baohiemdai-ichi.com.vn đã tổng hợp các câu hỏi về bảo hiểm nhân thọ. Thông qua bài viết người tham gia sẽ biết thêm các thông tin cần thiết trước khi đưa ra quyết định có nên tham gia bảo hiểm nhân thọ hay không.
Đừng quên theo dõi Daiichi để cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến bảo hiểm nhân thọ bạn nhé.