Bảo hiểm là hoạt động được sinh ra nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tham gia trước những rủi ro không lường trước được trong cuộc sống.
Tuy nhiên, với những rủi ro gây nên tổn thất quá lớn, vượt ra khỏi khả năng chi trả của công ty bảo hiểm thì có một cách để khắc phục chính là sử dụng phương thức phân tán rủi ro để giảm bớt gánh nặng tài chính. Đây cũng là lý do tại sao tái bảo hiểm ra đời.
Vậy tái bảo hiểm là gì? Đặc điểm như thế nào? Cùng Daiichi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này nhé.
Tái bảo hiểm là gì? Vai trò của tái bảo hiểm?
Tái bảo hiểm là một trong những nghiệp vụ khi một công ty bảo hiểm tiến hành chuyển nhượng quyền lợi và trách nhiệm của người được bảo hiểm cho một công ty bảo hiểm khác. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm với mức trách nhiệm bảo hiểm lên đến 90%.
Hiểu một cách đơn giản là khi công ty bảo hiểm mà người được bảo hiểm tham gia không còn khả năng chi trả thì họ sẽ cần một bên khác để cùng mình chia sẻ rủi ro trong cuộc sống. Vì được hình thành trên cơ sở của bảo hiểm gốc, do đó tái bảo hiểm sẽ đi kèm với nghiệp vụ bảo hiểm gốc.
Vai trò
Hiện nay, tái bảo hiểm đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp và người tham gia bảo hiểm cụ thể:
- Phân tán rủi ro: Đây là nghiệp vụ đặc biệt quan trọng đối với những trường hợp tích lũy rủi ro hay gặp phải sự cố thảm họa. Trong trường hợp gặp tình huống vượt quá khả năng, công ty bảo hiểm gốc vẫn được nhận được bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.
- Ổn định tài chính cho công ty bảo hiểm gốc: Dựa vào phần hoa hồng tái bảo hiểm, được hỗ trợ kỹ thuật,… công ty bảo hiểm gốc sẽ dần đi vào ổn định lại tài chính.
- Người tham gia yên tâm hơn: Vì đảm bảo được khả năng thanh toán của công ty do đó trong trường hợp gặp phải rủi ro người tham gia vẫn được nhận quyền bồi thường đầy đủ và kịp thời.
Đặc điểm
Trước khi nắm rõ đặc điểm của hợp đồng tái bảo hiểm là gì bạn cần hiểu rõ khái niệm của nghiệp vụ hợp đồng này. Hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng thỏa thuận giữa bên tham gia là doanh nghiệp bảo hiểm và một doanh nghiệp bảo hiểm hoặc doanh nghiệp chuyên kinh doanh tái bảo hiểm.
Đối tượng bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện quyền bồi thường bảo hiểm cho công ty bảo hiểm gốc khi có rủi ro xảy ra. Sau đây là các đặc điểm của nghiệp vụ này, cụ thể:
- Hợp đồng bảo hiểm được phát sinh dựa trên hợp đồng giữa người tham gia bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm.
- Bên tham gia nghiệp vụ hợp đồng tái bảo hiểm phải là doanh nghiệp bảo hiểm gốc. Trong đó doanh nghiệp bảo hiểm gốc giữ vai trò là bên tham gia, doanh nghiệp tái bảo hiểm giữ vai trò là bên bảo hiểm. Quy định này hoàn toàn khác so với những hợp đồng bảo hiểm thông thường có chủ thể tham gia là doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm (cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu mua bảo hiểm).
- Trong trường hợp người tham gia bảo hiểm gặp phải rủi ro trong cuộc sống, đối tượng bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường quyền lợi bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm gốc cho người tham gia.
- Các bên tham gia trong hợp đồng bảo hiểm có nghĩa vụ qua lại với nhau. Doanh nghiệp bảo hiểm gốc có nghĩa vụ chuyển phí bảo hiểm thu được từ người tham gia cho doanh nghiệp tái bảo hiểm. Tỷ lệ phí chuyển tương ứng với mức rủi ro bên tái bảo hiểm nhận được. Ngược lại, doanh nghiệp tái bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm với mức tỷ lệ nhất định.
- Hợp đồng tái bảo hiểm có tính độc lập cao, có nghĩa công ty bảo hiểm gốc phải thực hiện chi trả cho người được bảo hiểm theo đúng thỏa thuận hợp đồng bảo hiểm gốc. Tuy nhiên, nếu có rủi ro và gây thiệt hại công ty bảo hiểm gốc sẽ được nhận khoản bồi hoàn trong phạm vi rủi ro đã được tái bảo hiểm. Hơn thế nữa, doanh nghiệp bảo hiểm cũng là đơn vị duy nhất có trách nhiệm với người tham gia bảo hiểm, trường hợp có vấn đề về bồi thường người tham gia bảo hiểm chỉ được quyền khởi kiện với doanh nghiệp bảo hiểm gốc.
Các hình thức
Dựa vào nhu cầu cũng như hình thức chuyển nhượng rủi ro mà nghiệp vụ tái bảo hiểm sẽ được chia thành 3 hình thức sau đây:
Tạm thời
Đây chính là hình thức tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn. Theo hình thức này, công ty bảo hiểm gốc có trách nhiệm chuyển nhượng riêng lẻ từng đơn hoặc từng dịch vụ cho công ty tái bảo hiểm. Trong trường hợp này, doanh nghiệp tái bảo hiểm có quyền chấp nhận hoặc từ chối, hoặc chọn tái bảo hiểm với tỷ lệ thích hợp.
Ngoài ra, đối với hình thức này công ty bảo hiểm gốc có nhiệm vụ cung cấp các thông tin liên quan đến dịch vụ bảo hiểm cho công ty tái bảo hiểm.
Cố định
Là hình thức tái bảo hiểm mà công ty bảo hiểm gốc sẽ tiến hành chuyển nhượng tất cả rủi ro từ bảo hiểm gốc đã thỏa thuận cho bên công ty tái bảo hiểm. Dựa vào hình thức này doanh nghiệp tái bảo hiểm có trách nhiệm phải bảo hiểm tất cả những rủi ro đó.
Bắt buộc – lựa chọn
Hình thức tái bảo hiểm này không bắt buộc doanh nghiệp bảo hiểm gốc phải chuyển nhượng toàn bộ những dịch vụ bảo hiểm cho công ty tái bảo hiểm. Tuy nhiên, doanh nghiệp tái bảo hiểm cần phải chấp nhận các dịch vụ từ doanh nghiệp bảo hiểm gốc đã thỏa thuận.
Điều kiện là các dịch vụ nào phải đáp ứng được điều khoản và nội dung đã được thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng tái bảo hiểm. Và các bên tham gia hợp đồng theo hình thức tái bảo hiểm bắt buộc – lựa chọn phải tuyệt đối trung thực để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp tái bảo hiểm. Cụ thể là thỏa thuận rõ ràng về quyền, lợi ích cũng như các tính chất bảo hiểm cụ thể.
Các công ty tái bảo hiểm hiện nay
Dưới đây là danh sách các công ty tái bảo hiểm ở Việt Nam mà bạn có thể tham khảo, cụ thể:
- Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE): Là một trong những công ty kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
- Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVI Re): Công ty con trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thành lập với sứ mệnh tái bảo hiểm chuyên nghiệp có thương hiệu quốc tế.
Phân loại hợp đồng tái bảo hiểm
Vậy hợp đồng tái bảo hiểm được phân loại như thế nào? Sau đây là câu trả lời của Baohiemdai-ichi.com.vn:
Phân loại theo phương pháp tái bảo hiểm
Hợp đồng tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm: Đặc điểm của loại hình hợp đồng này là chi phí bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm và bồi thường bảo hiểm sẽ được phân chia rõ ràng giữa doanh nghiệp bảo hiểm gốc và doanh nghiệp tái bảo hiểm theo tỷ lệ nhất định.
Hợp đồng tái bảo hiểm theo mức bồi thường (còn được gọi là hợp đồng bảo hiểm không tỷ lệ): Đặc trưng cụ thể của cách phân loại này là phân chia trách nhiệm về số tiền bảo hiểm không đặt ra.
Phân loại dựa trên khía cạnh pháp lý
Hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời: Đặc trưng điển hình của bảo hiểm gốc sẽ thực hiện chuyển từng dịch vụ hoặc từng đơn bảo hiểm riêng lẻ mà họ muốn cho công ty bảo hiểm. Doanh nghiệp tái bảo hiểm có quyền chấp nhận hoặc từ chối tái bảo hiểm cho đơn vị bảo hiểm theo tỷ lệ phù hợp nhất. Ngoài ra, bên doanh nghiệp bảo hiểm gốc cần cung cấp các thông tin liên quan cho doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Hợp đồng tái bảo hiểm mở: Điểm nổi bật của cách phân loại này là công ty tái bảo hiểm không yêu cầu công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượng 100% các dịch vụ đã nhận. Tuy nhiên, đơn vị tái bảo hiểm cần chấp nhận 100% dịch vụ bảo hiểm do đơn vị bảo hiểm gốc chuyển nhượng. Ngoài ra, các dịch vụ đó phải thỏa mãn các quy ước ở hợp đồng tái bảo hiểm dựa trên sự trung thực.
Phân loại dựa trên đối tượng hợp đồng tái bảo hiểm
Hợp đồng tái bảo hiểm cháy nổ.
Hợp đồng tái bảo hiểm kỹ thuật.
Hợp đồng tái bảo hiểm dầu khí.
Hợp đồng tái bảo hiểm nhân thọ.
Hợp đồng tái bảo hiểm vận tải.
Hợp đồng tái bảo hiểm hàng không.
Hợp đồng tái bảo hiểm tài sản.
Tạm kết
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những thông tin hay và hữu ích liên quan đến nghiệp vụ tái bảo hiểm. Mong rằng những chia sẻ trên của Daiichi sẽ giúp bạn ít nhiều trong quá trình tìm hiểu.
Nếu có thắc mắc cần được hỗ trợ giải đáp liên hệ với baohiemdai-ichi.com.vn theo số Hotline: 0932.317.357 để được tư vấn nhanh nhất.