Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life

Hợp đồng bảo hiểm có chuyển nhượng được không?

Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là việc chuyển quyền sở hữu hợp đồng bảo hiểm từ chủ hợp đồng sang một cá nhân hoặc tổ chức khác (“người được chuyển nhượng”). Khi chuyển nhượng thành công, người chuyển nhượng sẽ mất tất cả các quyền đối với hợp đồng bảo hiểm và người được chuyển nhượng sẽ trở thành người nắm giữ hợp đồng mới.

Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là gì?

Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là một trong những quyền của bên mua bảo hiểm được nêu rõ tại Điều 26 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Cụ thể:

“Điều 26. Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm

1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.”

Xem thêm: đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là gì? Thủ tục và những điều bạn cần biết

Yêu cầu đối với bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm

Đối với bên nhận chuyển nhượng

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm
  • Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người mua bảo hiểm: kê khai trung thực, thông báo sự kiện bảo hiểm, đóng phí đầy đủ theo thời hạn… Có thể tham khảo chi tiết hơn trong hợp đồng.

Đối với bên chuyển nhượng

  • Theo quy định tại Điều 26 thì việc chuyển nhượng chỉ có hiệu lực khi công ty bảo hiểm nhận được văn bản thông báo về việc chuyển nhượng hợp đồng từ bên chuyển nhượng và được công ty bảo hiểm đồng ý bằng văn bản.
  • Nếu công ty bảo hiểm chấp thuận việc chuyển nhượng thì bên chuyển nhượng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nhận chuyển nhượng . Trong thời gian chờ đợi công ty bảo hiểm chấp thuận việc chuyển nhượng, bên chuyển nhượng vẫn phải có trách nhiệm đóng phí đầy đủ.
  • Nếu công ty bảo hiểm không chấp thuận việc chuyển nhượng hợp đồng thì việc chuyển nhượng sẽ không có hiệu lực.
bên chuyển nhượng vẫn phải đóng phí đầy đủ trong lúc yêu cầu chuyển nhượng được xem xét
hợp đồng bảo hiểm có chuyển nhượng được không – baohiemdai-ichi.com.vn

Đặc điểm của việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm

Trong bảo hiểm nhân thọ, việc chuyển nhượng hợp đồng có thể phát sinh tự nhiên như trong quan hệ thừa kế, hoặc từ các hành vi mua, bán, cho, tặng…. và khi hợp đồng bảo hiểm được chuyển nhượng, quyền và nghĩa vụ của người chuyển nhượng sẽ được chuyển sang cho người nhận chuyển nhượng và họ phải chấp nhận những thỏa thuận đã có trong hợp đồng trước đó.

Điều quan trọng là, việc thực hiện chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm phải được công ty bảo hiểm chấp thuận sau khi xem xét yêu cầu từ bên chuyển nhượng.

Các quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng

Khi quá trình chuyển nhượng hoàn thành thì quyền và nghĩa vụ của người chuyển nhượng sẽ được chuyển sang cho người nhận chuyển nhượng hợp đồng. Bên nhận chuyển nhượng lúc này trở thành bên mua bảo hiểm, lúc này quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm được áp dụng theo Điều 18 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000:

“Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm

1. Bên mua bảo hiểm có quyền:

a) Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm;

b) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm;

c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 19, khoản 1 Điều 20 của Luật này;

d) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

đ) Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:

a) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

b) Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;

c) Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;

d) Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

đ) Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Theo đó các doanh nghiệp bảo hiểm cũng có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000:

“Điều 19. Trách nhiệm cung cấp thông tin

1. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:

a) Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường;

b) Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật này.

3. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật.”

Xem thêm: 12+ câu hỏi hay gặp khi mua bảo hiểm nhân thọ

Thủ tục chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm

Trong thời gian hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực thì bên mua bảo hiểm muốn chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cho chủ thể khác thì phải thông báo bằng văn bản đến công ty bảo hiểm. Lúc này, các giấy tờ cần thiết cho chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là:

  • Phiếu yêu cầu chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
  • Giấy xác nhận của bên mua bảo hiểm về việc chuyển nhượng được cơ quan chức năng chứng thực chữ ký của bên mua bảo hiểm.
  • Bản sao CMND/CCCD của bên nhận chuyển nhượng còn thời hạn sử dụng và có chứng thực sao y của cơ quan chức năng
  • Tờ khai sức khỏe của bên nhận chuyển nhượng nếu có yêu cầu tham gia loại hình bảo hiểm từ bỏ thu phí
  •  Giấy tờ khác theo yêu cầu của từng công ty bảo hiểm.
phiếu yêu cầu chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
hợp đồng bảo hiểm có chuyển nhượng được không – baohiemdai-ichi.com.vn

Phiếu yêu cầu chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life

Như vậy, việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm hoàn toàn thực hiện được theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm. Miễn là bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo luật định và từ phía công ty bảo hiểm.

Tạm kết

Bài viết này cung cấp cho bạn khái niệm và các quyền, nghĩa vụ cần thiết khi bạn cần thực hiện yêu cầu chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cho một chủ thể khác. Nếu cần tư vấn bảo hiểm Daiichi hoặc cần hỗ trợ thêm về bất cứ vấn đề nào khác, vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua Hotline: 0932.317.357.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

0932.317.357


5 2 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
#5 tin tức HOT nhất về bảo hiểm bạn cần biết mỗi sáng hàng ngày!

Mỗi sáng hàng ngày, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật một cách súc tích, dễ hiểu và hoàn toàn miễn phí!

    couple coffee

    Bài viết liên quan

    Hãy để lại thông tin để nhận những chương trình ưu đãi từ tư vấn Dai-ichi Life