Trong thời gian gần đây, có nhiều ý kiến phản ánh về việc bị ép mua bảo hiểm nhân thọ khi thực hiện vay vốn tại ngân hàng. Điều này đã dấy lên nhiều lo ngại trong cộng đồng, đặc biệt là những người đang có ý định vay tiền ngân hàng. Vậy thực hư việc vay ngân hàng phải mua bảo hiểm nhân thọ là thế nào?
Mời bạn theo dõi bài viết sau đây từ bảo hiểm Daiichi Life.
Có bắt buộc mua bảo hiểm nhân thọ khi vay ngân hàng?
Thực tế, không có quy định nào bắt buộc người vay vốn phải mua bảo hiểm nhân thọ.
Nói một cách khác, khách hàng không phải mua bảo hiểm nhân thọ trong quá trình vay vốn tại các ngân hàng. Theo đó, pháp luật kinh doanh bảo hiểm có quy định rõ ràng về các nguyên tắc, quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong kinh doanh và khai thác bảo hiểm.
Điều này nhằm đảm bảo việc tham gia bảo hiểm là tự nguyện, dựa trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu thực tế và khả năng tài chính của người tham gia. Do đó, không có quy định nào bắt buộc mua bảo hiểm nhân thọ khi vay ngân hàng cả.
Xem thêm: độ tuổi phù hợp để mua bảo hiểm nhân thọ cho bản thân
Pháp luật quy định như thế nào về việc mua bảo hiểm nhân thọ?
Căn cứ tại Điểm c, Khoản 4, Điều 10 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010 có quy định rõ ràng về việc: “Nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.”
Theo Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định: “Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm và chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam, trừ trường hợp sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 Nghị định này. Không tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài của bên mua bảo hiểm.”
Cũng theo đó tại Khoản 3, Điều 38 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định: “Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.”
Do đó, việc ép buộc người vay vốn mua bảo hiểm nhân thọ khi vay tiền ngân hàng là sai quy định, đây là hành vi được cho là vi phạm pháp luật. Và bất cứ ngân hàng nào có hành vi sai phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.
Việc ép buộc mua bảo hiểm khi vay ngân hàng sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đối với những trường hợp ngân hàng ép buộc người vay vốn mua bảo hiểm nhân thọ sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Theo đó, những ngân hàng bị phát hiện ép buộc người vay vốn mua bảo hiểm nhân thọ sẽ bị xử lý vi phạm trong bán bảo hiểm tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 17 Nghị định 98/2013/NĐ được sửa đổi bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, cụ thể:
“2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
- a) Không cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, không giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
- b) Không thực hiện thông báo cho bên mua bảo hiểm về tình trạng hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
- c) Ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm bổ trợ kèm theo hợp đồng bảo hiểm chính;
- d) Triển khai các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe không theo quy định của pháp luật.
đ) Ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.”
Như vậy, mức xử phạt hành chính đối với những trường hợp ép buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ khi vay vốn là từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng kèm theo đó là hình phạt bổ sung đình chỉ hoạt động từ 2 – 3 tháng.
Xem thêm: mở thẻ tín dụng bằng bảo hiểm nhân thọ
Trường hợp bị ngân hàng bắt buộc mua thì nên xử lý như thế nào?
Trong trường hợp bị ép khi vay ngân hàng phải mua bảo hiểm nhân thọ thì bạn có thể tham khảo cách xử lý sau đây:
- Trường hợp ngân hàng vay vốn mời chào bạn mua bảo hiểm nhân thọ, nhưng bạn không có nhu cầu thì hãy từ chối. Bạn có thể đưa ra lý do là bản thân và gia đình của mình đã mua bảo hiểm nhân thọ, vì vậy không có nhu cầu mua thêm.
- Đối với những trường hợp nhận tiền giải ngân vay vốn, nếu ngân hàng tự ý trích thu lại tiền phí bảo hiểm nhân thọ hoặc phát hành thẻ tín dụng và yêu cầu bạn cà thẻ để mua thì hãy thông báo với lãnh đạo của ngân hàng hoặc Thanh tra Chi nhánh ngân hàng tại các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
Và đừng quên ghi âm lại lời ép buộc để làm bằng chứng, bạn hoàn toàn có quyền thực hiện điều này.
- Lựa chọn ngân hàng khác để vay vốn nếu bị ngân hàng hiện tại ép buộc mua bảo hiểm nhân thọ khi vay ngân hàng.
Trên thực tế, việc tham gia bảo hiểm nhân thọ qua kênh ngân hàng là điều tốt.
Tuy nhiên, bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm dài hạn, tự nguyện và xuất phát từ chính nhu cầu thực tế của người tham gia chứ không phải vì lợi nhuận của các ngân hàng, và được thực hiện theo sự thỏa thuận rõ ràng giữa ngân hàng và người mua. Ngân hàng không có quyền bắt buộc khách hàng đi vay phải mua bảo hiểm nhân thọ.
Vậy nên, trong trường hợp nếu bạn bị ép mua bảo hiểm nhân thọ khi vay vốn ngân hàng thì hãy tự bảo vệ chính mình bằng cách trình báo với lãnh đạo ngân hàng, thanh tra bảo hiểm trực thuộc.
id=”tong-ket-vay-ngan-hang-co-phai-mua-bhnt”Tạm kết
Trên đây là giải đáp về việc có hay không vay ngân hàng phải mua bảo hiểm nhân thọ. Qua những chia sẻ trên, Daiichi tin rằng bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc của mình. Đừng quên theo dõi Baohiemdai-ichi để nhận những thông tin mới nhất về bảo hiểm nhân thọ nhé.