Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life

Những điều cần biết về mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ được cho là một ngành nghề đặc thù và các doanh nghiệp bảo hiểm đều phải chịu sự giám sát chặt chẽ về tài chính. Do đó, nhà nước yêu cầu khá cao về vốn pháp định.

Vậy vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là gì? Có đặc điểm như thế nào? Công ty bảo hiểm cần có mức vốn pháp định danh bao nhiêu? Hãy dành chút thời gian cùng Dai ichi để hiểu rõ hơn về loại vốn này trong bài viết hôm nay nhé.

 

Vốn pháp định là gì?

Tại Khoản 7, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005 có quy định rõ ràng vốn pháp định là gì, cụ thể: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”, và vốn pháp định sẽ do cơ quan thẩm quyền nhận định.

Xem thêm: 5 cách tra cứu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ daiichi

vốn pháp định để đảm bảo doanh nghiệp có khả năng hoạt động và đối phó với rủi ro sau khi thành lập
vốn pháp định để đảm bảo doanh nghiệp có khả năng hoạt động và đối phó với rủi ro sau khi thành lập

 

Các đặc điểm vốn pháp định

Đặc điểm của vốn pháp định:

  • Phạm vi áp dụng: Vốn pháp định phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh cụ thể để xác định, không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp (bảo hiểm nhân thọ là một trong những ngành nằm trong phạm vi áp dụng vốn pháp định).
  • Về đối tượng áp dụng: Vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh như: cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh cá thể, pháp nhân, tổ hợp tác,…
  • Ý nghĩa của pháp lý: Giúp doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh sau khi thành lập và phòng trừ rủi ro khi hoạt động.
  • Thời điểm cấp: Giấy xác nhận của vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
  • Vốn pháp định không giống với góp của các chủ sở hữu khác với vốn kinh doanh: Vốn kinh doanh, vốn gốc phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định.

Tìm hiểu thêm: vay theo bảo hiểm nhân thọ là gì? Các đơn vị cho phép vay tiền bằng bảo hiểm nhân thọ hiện nay

 

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần mức vốn pháp định bao nhiêu?

Mức vốn pháp định của DNBH phi nhân thọ

Bảo hiểm phi nhân thọ được hiểu là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác.

Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển, đường hàng không và đường sắt; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm nhân sự của chủ tàu; Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; Bảo hiểm hàng không; Bảo hiểm cháy nổ; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; Bảo hiểm nông nghiệp; Bảo hiểm trách nhiệm; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh.

Tại Khoản 1, Điều 10, Nghị định 73/2016 NĐ- CP có quy định rõ ràng về mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cụ thể như sau:

“a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;

  1. b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;
  2. c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.”

 

Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ được hiểu là loại nghiệp vụ bảo hiểm sử dụng cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.

vốn pháp định của doanh nghiệp bhnt được quy định rõ ràng trong hệ thống luật pháp tại việt nam
vốn pháp định của doanh nghiệp bhnt được quy định rõ ràng trong hệ thống luật pháp tại việt nam

Các loại hình bảo hiểm nhân thọ bao gồm: Bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm trả tiền định kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm liên kết đầu tư.

Căn cứ tại Khoản 2, Điều 10, Nghị định 73/2016/NĐ-CP có quy định rõ về mức vốn pháp định của bảo hiểm nhân thọ như sau:

“a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;

  1. b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;
  2. c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.”

 

Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe

Bảo hiểm sức khỏe được hiểu là loại hình bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tham gia trong trường hợp bị thương tật, tai nạn, bệnh tật, ốm đau hoặc chăm sóc sức khỏe. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện chi trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết.

Các loại hình bảo hiểm sức khỏe bao gồm: bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm y tế.

Theo Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định rõ “Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe là 300 tỷ đồng Việt Nam.”

 

Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài

Chi nhánh bảo hiểm nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chịu trách nhiệm về nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh khi thành lập tại Việt Nam.

chi nhánh bảo hiểm nước ngoài được hn bh phi nhân thọ nước ngoài chịu trách nhiệm khi hoạt động tại việt nam
chi nhánh bảo hiểm nước ngoài được hn bh phi nhân thọ nước ngoài chịu trách nhiệm khi hoạt động tại việt nam

Để thành lập chi nhánh bảo hiểm tại Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Đáp ứng các điều kiện tại Điểm a, Điều 7, Nghị định 73/2016/NĐ-CP.
  • Có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó có ký kết các điều ước quốc tế về thương mại, trong đó có nội dung liên quan đến thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đóng trụ sở chính đã thực hiện ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác với Bộ Tài chính Việt Nam về việc quản lý giám sát các hoạt động của chi nhánh nước ngoài.
  • Có văn bản cam kết chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh bảo hiểm tại Việt Nam.
  • Nguồn vốn thành lập chi nhánh nước ngoài phải là nguồn vốn hợp pháp, không được sử dụng tiền vay hoặc nguồn ủy thác đầu tư dưới bất cứ hình thức nào khi thành lập chi nhánh.
  • Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải có lãi trong 3 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Về mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP như sau:

“a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;

  1. b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;
  2. c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.”

 

Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm

Doanh nghiệp tái bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác, bao gồm cả tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài.

Tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, phải đạt được hệ số tín nhiệm theo xếp hạng của công ty đánh giá tín nhiệm quốc tế do Bộ Tài chính quy định.

Hình thức kinh doanh tái bảo hiểm bao gồm:

  • Thực hiện chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác.
  • Nhận bảo hiểm lại một phần hay toàn bộ trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm.

Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định rõ tại Khoản 5 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP cụ thể:

“a) Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;

  1. b) Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam;
  2. c) Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam.”

 

Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được pháp luật quy định rõ ràng tại Khoản 6 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP như sau:

“a) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;

  1. b) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.”


 

Tạm kết

Trong bài viết trên, Daiichi đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin chi tiết liên quan đến vốn pháp định của của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Daiichi tin rằng với những thông tin trên bạn đã hiểu rõ vốn pháp định là gì và các mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay là bao nhiêu.

Nếu trong quá trình tìm hiểu có thắc mắc, bạn hãy liên hệ với Baohiemdai-ichi.com.vn theo số Hotline: 0932.317.357 để được nhân viên hỗ trợ giải đáp tận tình, nhanh chóng

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

0932.317.357


0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
#5 tin tức HOT nhất về bảo hiểm bạn cần biết mỗi sáng hàng ngày!

Mỗi sáng hàng ngày, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật một cách súc tích, dễ hiểu và hoàn toàn miễn phí!

    couple coffee

    Bài viết liên quan

    Hãy để lại thông tin để nhận những chương trình ưu đãi từ tư vấn Dai-ichi Life